Bật mí những ý tưởng thiết kế quầy bar đẹp, thu hút
Ngày này, kinh doanh quán bar tại nhà hàng hay khách sạn đã là một hình thức hết sức quen thuộc. Để thiết kế quầy bar vừa đẹp mắt, vừa mang tính thẩm mỹ thì không phải ai cũng áp dụng được. Nhưng nếu bạn đang có ý tưởng thi công, thiết kế quầy bar (thiết kế bếp có quầy bar) trong ngôi nhà, nơi làm việc thì hãy tham khảo ngay những bí quyết sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây.
Một thiết kế quầy bar tiêu biểu
Tại sao nhà hàng, khách sạn cần có quầy bar?
Quầy bar là nơi thưởng thức những ly đồ uống đặc sắc từ những Bartender chuyên nghiệp, tận hưởng khoảng không gian thơ mộng, có phần hơi sôi động của thực khách đến từ khắp nơi trên thế giới. Khách sạn hay nhà hàng mang tính chất là một loại hình dịch vụ nên quầy bar là thứ không thể thiếu.
Quầy bar phụ thuộc vào từng loại hình thức kinh doanh (như thiết kế quầy bar trong bếp, nhà hàng hay khách sạn) thì sẽ được thiết kế để phục vụ cho nhiều kiểu không gian với mục đích khác nhau. Việc một nhà hàng hay khách sạn có quầy bar sẽ đáp ứng tốt tiêu chí “tận hưởng” của khách hàng.
Hơn nữa để có một quầy bar đẹp, bắt mắt thì ánh sáng và âm nhạc là 2 yếu tố quyết định chính. Khách hàng có thể vừa nghe nhạc, tận hưởng ánh sáng lung linh từ không gian quầy bar lại vừa có thể xem toàn bộ quá trình Bartender hay barista pha chế đồ uống.
Thông thường trong thiết kế quầy bar đều có sự tương đồng giữa màu sắc và đồ dùng pha chế nhằm tránh sự tương phản không gian. Việc quầy bar đẹp sẽ góp phần nâng cao đẳng cấp và chuyên nghiệp ngay từ khi bước vào không gian nhà hàng, khách sạn.
Một thiết kế quầy bar nhà hàng
Kích thước tiêu chuẩn khi thiết kế quầy bar quán cafe
Những thiết kế quầy bar cafe thường có các kiểu (như chữ L, chữ U, hay chữ O). Có 3 loại kích thước tiêu chuẩn khi thiết kế quầy bar quán cafe có thể tham khảo như sau:
Kích thước mặt ngoài (Phần hướng về khách hàng)
Thiết kế quầy bar có mặt ngoài - phần hướng về phía khách hàng nên có độ cao từ 100-120cm với mục đích tạo nên sự giao tiếp dễ dàng, linh hoạt giữa nhân viên quầy bar và khách hàng.
Mục đích khác thiết kế quầy bar cafe có độ cao như vậy sẽ đẩy nhanh quá trình gọi món và sẽ làm cho khách hàng cảm thấy mình không thấp hơn so với nhân viên pha chế. Một thiết kế quá cao từ 140-160 cm thì việc order sẽ trở nên rất bất tiện.
Thiết kế quầy bar cafe khu vực bên ngoài
Kích thước mặt trong (Phần nhân viên thao tác làm việc)
Đối với khu vực mặt trong - khu vực nhân viên thao tác, thiết kế quầy bar cafe nên có chiều cao từ 70-90 cm. Độ cao này thích hợp cho nhân viên Bartender không cần phải cúi thấp người hay rướn cao lên khi làm việc. Do đó, họ có thể thao tác nhanh chóng, rút ngắn được thời gian pha chế nước. Đồng thời, cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe khi làm việc trong thời gian dài.
Hơn thế nữa, để đủ không gian cho việc đặt máy móc thiết bị thì chiều rộng cũng cần đạt mức thích hợp từ 60-80 cm. Thiết kế như vậy, đảm bảo nhân viên sẽ có đủ diện tích làm việc mà không bị ảnh hưởng đến thao tác pha chế, tạo cảm giác thoải mái hơn.
Thiết kế quầy bar cafe mặt trong
Kích thước sàn khu vực quầy bar
Độ rộng kích thước sàn khu vực quầy bar không nên quá chật cần đạt tối thiểu 120cm (không tính các thiết bị khác như tủ, kệ, máy pha,...). Vì một quầy pha chế cà phê, thông thường sẽ có 2-4 nhân viên làm việc. Với kích thước như vậy, giúp cho nhân viên quầy bar tránh được khó khăn trong việc di chuyển, dọn vệ sinh và dễ dàng thao tác pha chế đồ uống. Như vậy, quầy bar sẽ trông sạch sẽ, thoải mái và thoáng mát hơn.
Khu vực quầy pha chế và chỗ ngồi quán bar cafe
Tham khảo bảng kích thước quầy bar pha chế quán cafe
Hạng mục | Kích thước |
Mặt ngoài | 100 - 120 cm |
Mặt trong | 70 - 90 cm |
Chiều dài quầy bar | 180 - 230 cm |
Chiều rộng quầy bar | 90 cm |
Chiều sâu quầy bar | 40 - 60 cm |
Kích thước quầy pha chế quán cafe
Nguyên tắc bố trí vật dụng trong quầy bar
Tùy vào loại thiết kế mô hình kinh doanh mà bạn hướng đến (thiết kế quầy bar nhà hàng, thiết kế quầy bar trong bếp hay thiết kế quầy bar cafe) thì sẽ có cách bố trí vật dụng trong quầy bar khác nhau. Vì vậy, một cách bố trí vật dụng tinh tế, mang tính khoa học sẽ giúp quầy bar trong đẹp mắt và ấn tượng với khách hàng. Nếu bạn đang tìm hiểu về cách bố trí quầy bar của mình sao cho hợp lý thì tham khảo một số gợi ý sau:
Thiết kế quầy bar nhà hàng khu vực lối đi, sắp xếp bàn ghế khoa học
Chú ý đến “dòng di chuyển” của khách hàng và nhân viên
Việc cân nhắc để đặt vật dụng trong quầy phải đảm bảo “dòng di chuyển” của khách hàng và nhân viên trong bar. Dòng di chuyển là quãng đường mà khách hàng hay nhân viên đi qua.
- Đối với khách hàng, thì dòng di chuyển là quãng đường từ khi bắt đầu bước vào quán bar → quầy order nước → quầy tính tiền → không gian chờ lấy nước uống → chỗ nhận thành phẩm → khu vực bàn ghế (dành cho khách có nhu cầu ngồi lại) → cửa chính đi ra ngoài.
- Đối với nhân viên, thì dòng di chuyển là không gian nhân viên đi lại trong quầy order → quầy tính tiền → khu vực pha chế → quãng đường đi ra phục vụ món cho khách.
Lúc này, bạn nên cân nhắc thiết kế quầy bar của mình trong những khu vực thường xuyên đi lại cần thoáng đãng, rộng rãi đảm bảo không gặp bất kỳ bất tiện nào (như gặp chướng ngại vật, lối đi chật hẹp) dẫn đến đi lại khó khăn.
Thiết kế quầy bar cafe
Bố trí theo quy trình công việc
Khi kinh doanh quán bar, việc bố trí theo quy trình công việc cũng là việc cần thiết trong nguyên tắc bố trí vật dụng. Bạn nên phân loại những loại thiết bị nào, vật dụng nào, cái nào dùng trước cái nào dùng sau. Việc này sẽ giúp bạn không bị rối, phân tâm trong công đoạn thực hiện. Hơn nữa, cần lắp đặt máy móc (như máy pha cà phê, máy pha sữa, máy xay,...) đúng trình tự sẽ hạn chế việc đi lại trong quầy bar.
Lời kết
Trên đây là những thông tin cần biết về tiêu chuẩn và kích thước thiết kế quầy bar cần biết. Khi có nhu cầu thiết kế và bộ trí một quầy bar đơn giản, bạn hãy tham khảo ngay những gợi ý trên đây. Các tiêu chuẩn này không chỉ giúp tối ưu hoạt động quầy bar mà còn giúp tiết kiệm chi phí đầu tư hiệu quả.